Chế độ ăn và tập luyện đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và tập luyện như thế nào là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân. Dưới đây là lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện cho người bệnh của lương y Nguyễn Thị Nghê – nữ lương y đầu tiên chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng đông y.
Lương y Nguyễn Thị Nghê
I. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Lương y Nguyễn Thị Nghê khuyến nghị rằng nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.
Rất đông bệnh nhân chờ khám lương y Nghê tại chi nhánh Lương Sơn Hòa Bình
NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ?
Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Lương y Nguyễn Thị Nghê đang khám chữa bệnh (chi nhánh Hà Nội)
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
Lương y Nguyễn Thị Nghê đang khám chữa bệnh (chi nhánh Hà Đông)
Nhóm rau: Người tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống, nhưng không nên chế biến thêm bằng cách cho them kem, nước sốt. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp.
Lương y Nghê thường xuyên đi khám bệnh tại các các chi nhánh trong cả nước
Cũng theo lương y Nguyễn Thị Nghê, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
- Protein: lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
Lương y Nguyễn Thị Nghê đang khám chữa bệnh (chi nhánh Đà Nẵng)
Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường.
Lương y Nguyễn Thị Nghê đang khám chữa bệnh (chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh)
NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KIÊNG ĂN GÌ?
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Lương y Nguyễn Thị Nghê đang khám chữa bệnh (chi nhánh Cần Thơ)
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Hàng trăm xe ô tô đỗ chật kín lối vào phòng khám
NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người bệnh nên thực hiện và duy trì chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả cao nhất, tránh các tác hại ngược, bệnh nhân hãy chú ý tới các lời khuyên của lương y Nguyễn Thị Nghê dưới đây.
Cảnh tấp nập tại bãi đỗ xe của phòng khám
1. HIỆU QUẢ CỦA TẬP THỂ DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose trong máu như một nguồn năng lượng và có tác dụng giảm lượng đường huyết, đặc biệt nếu vận động sau bữa ăn sẽ có hiệu quả ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu sau ăn và giảm lượng đường huyết.
Nếu bệnh nhân duy trì tập luyện thể thao trong vài tháng, người bệnh sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin, nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, việc tập luyện thể thao còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống (QOL) của bệnh nhân tiểu đường.
2. LƯU Ý TRƯỚC KHI TẬP
Những người bệnh có các triệu chứng sau đây hoặc đang được chẩn đoán/điều trị có thể bị cấm hoặc hạn chế tập thể dục. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập luyện.
– Những người đang tiến triển biến chứng về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc tiền tăng sinh và bệnh võng mạc tăng sinh)
– Những người bị suy giảm chức năng thận
– Người đang bị biến chứng về thần kinh (rối loạn thần kinh tự trị, rối loạn thần kinh ngoại biên ở bàn chân,…)
– Những người đang bị đau và tê ở bàn tay và bàn chân do bệnh động mạch ngoại biên
– Những người có lượng đường trong máu rất cao và kiểm soát kém lượng đường huyết của mình
– Người bị biến chứng chân do tiểu đường (loét và hoại thư)
– Những người bị bệnh tim như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
– Người có huyết áp cao
– Người bệnh bị đau khớp (đầu gối, hông)
– Những người đang bị bệnh như cảm cúm và viêm phổ
Lương y Nguyễn Thị Nghê thường xuyên đi thu mua nguyên liệu tại các bản làng dân tộc ít người
3. CÁC LOẠI BÀI TẬP VÀ CƯỜNG ĐỘ THÍCH HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
3.1 Loại bài tập nào là tốt?
Tập thể dục có loại thể dục nhịp điệu và bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp).
Bài tập thể dục nhịp điệu là bài tập lấy oxy vào cơ thể và tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng oxy đó, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Tập bài tập này giúp tiêu thụ năng lượng, ngăn chặn sự gia tăng đường huyết, có thể cải thiện chức năng của insulin nếu duy trì trong thời gian dài.
Bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp) là bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp như tập tạ, tập với dây tập kháng lực,…Khi sức mạnh cơ bắp tăng, sức mạnh thể chất cũng tăng, sự trao đổi chất cơ bản được cải thiện và cơ thể sẽ dễ dàng đốt cháy chất béo.
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường đạt hiệu quả khi kết hợp thành công hai bài tập: bài tập nhịp điệu và tập kháng lực.
Lương y lên rừng hái thuốc
3.2 Tần suất và thời gian tập luyện
Bài tập thể dục nhịp điệu
– 3 ngày trở lên/ tuần – Tổng cộng hơn 150 phút mỗi tuần
( Khuyến khích tập luyện 3 ngày trở lên)
– Dành thời gian mỗi lần tập luyện khoảng 10 đến 30 phút mỗi ngày (những người có sức mạnh thể chất tốt có thể tập 60 phút mỗi lần)
– Số lượng bài tập mỗi ngày: Khoảng 10.000 bước đi bộ, tương ứng với tiêu thụ năng lượng khoảng từ 160 đến 240 kcal.
Bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp)
– Tập ít nhất 2 ngày/tuần
– Tập các bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,…
– Người bệnh có thể tập với quả tạ, tập với dụng cụ tập, tập với máy tập để mang lại hiệu quả hơn
Chú ý không được nín thở khi tập và tập luyện với dụng cụ quá nặng, huyết áp có thể tăng đột ngột.
3.3 Sinh hoạt hằng ngày
Người bệnh tiểu đường có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như sau:
Sinh hoạt/ Tập thể dục | Thời gian |
Tập thể dục bằng xe đạp điện (50 watt), dọn dẹp nhà cửa, lau dọn đồ gia dụng, bước đi (địa hình bằng phẳng, 67m/ phút) , chơi bowling, chơi ném đĩa, bóng chuyền, nâng tạ (cường độ vừa phải) | Khoảng 32 phút |
Đi bộ nhanh (địa hình bằng phẳng, 95 -100m/ phút), đi xe đạp (ít hơn 16 km/h), chơi với trẻ em/chơi với động vật (đi bộ/chạy, cường độ trung bình), thể thao dưới nước, dọn tuyết trên mái nhà, bóng bàn, thái cực quyền, bơi lội | Khoảng 24 phút |
Đi bộ nhanh (địa hình bằng phẳng, 107m / phút), chơi với trẻ em/chơi với động vật (đi bộ/chạy, hoạt động sôi nổi), chơi bóng mềm, bóng chày | Khoảng 19 phút |
Vận chuyển đồ nội thất, gia dụng, xúc tuyết, kết hợp chạy bộ và đi bộ (chạy bộ dưới 10 phút), nhảy Jazz, bóng rổ, bơi lội (bơi sải từ từ) | Khoảng 16 phút |
3.4 Cường độ luyện tập như thế nào?
Lương y Nghê bên kho thuốc Nam khổng lồ
Nên tập với cường độ sao cho có nhịp tim hợp lý như sau:
Độ tuổi | Số nhịp tim tiêu chuẩn |
60 tuổi trở lên | 100 nhịp/phút |
59 tuổi trở xuống | 120 nhịp/phút |
4. Lưu ý khi vận động
Nếu bệnh nhân tập thể dục 30 phút đến 2 giờ sau bữa ăn, sẽ mang lại hiệu quả để ngăn ngừa tăng đường huyết sau bữa ăn, nhưng nếu điều đó khó thực hiện, hãy chọn thời gian phù hợp nhất với bản thân.
Để hạn chế chấn thương và tai nạn do tập thể dục, bệnh nhân nên dừng luyện tập khi tình trạng thể chất xấu, ngay cả khi bắt đầu tập thể dục, nếu cảm thấy cơ thể yếu trong khi tập thể dục, hãy ngừng tập thể dục.
Cần thận trọng khi tập thể dục
– Để tránh chấn thương và tai nạn, bệnh nhân hãy tập những bài tập giãn cơ trước và sau khi tập thể dục
– Trước, trong và sau khi tập luyện, đảm bảo cơ thể đủ nước
– Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh trường hợp hạ đường huyết khi đang tập thể dục
Đặc biệt, những người đang điều trị bằng thuốc có thể bị hạ đường huyết khi tập thể dục, sau khi tập thể dục và vào ngày hôm sau nên bệnh nhân cần chú ý hơn. Hãy suy nghĩ về các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Chọn giày phù hợp để tập thể dục
– Những trường hợp dưới đây, bệnh nhân nên ngừng tập thể dục:+ Khi thời tiết xấu (quá lạnh hoặc quá nóng)
+ Khi cơ thể không khỏe (lạnh, sốt, mệt mỏi, thiếu ngủ, người nôn nao,…)
+ Huyết áp cao hơn bình thường
+ Khi nhịp tim bị gián đoạn, không đều
+ Đau cơ, khớp đầu gối và hông
+ Kiểm soát lượng đường trong máu kém
– Tránh tập thể dục khi:
+ Khi đói
+ Sáng sớm (nghỉ ngơi) trước bữa sáng
+ Đêm khuya
+ Nhiệt độ cao hoặc thấp
– Nếu các triệu chứng sau xuất hiện trong khi tập thể dục, hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức:
+ Đánh trống ngực và khó thở
+ Chóng mặt, nhức đầu, ra mồ hôi lạnh, run rẩy, tê bàn tay và ngón tay
+ Cảm thấy đau và tức ngực, đau bụng
+ Đau ở các khớp đầu gối, hông
5. Kết hợp tập thể dục vào cuộc sống hàng ngày
Người làm việc cho một công ty
Quá trình tới công ty
– Đi bộ tới trạm xe lửa hoặc xe buýt
– Tại nhà ga nên sử dụng cầu thang bộ hơn thang máy và thang cuốn
– Đỗ xe tại vị trí xa lối vào
Tại nơi làm việc
– Nếu vị trí công ty dưới 3 tầng, thay vì sử dụng thang máy người bệnh nên đi bộ
– Nên di chuyển càng nhiều càng tốt, tránh nhờ những người khác, chẳng hạn như khi đi in giấy tờ
– Khi ngồi ở bàn làm việc, đôi khi có thể duỗi chân cách sàn nhà vài cm và giữ trong khoảng 5 giây
– Đi bộ để ăn trưa và sau bữa trưa
– Tập thể dục duỗi thẳng chân tay đơn giản
Mỗi ngày hàng trăm gói thuốc được chuyển phát nhanh qua đường bưu điện
Người nội trợ có nhiều thời gian ở nhà
Công việc nhà
– Lau dọn sàn nhà và cửa sổ bằng khăn
– Khi hút bụi, có thể tập luyện cơ đùi
– Khuyến khích nên giặt bằng tay
– Khi nấu ăn hoặc rửa bát, thỉnh thoảng nhón chân và giữ khoảng 5 giây
Mua sắm
– Có thể đi bộ khi mua sắm
– Đi xe đạp và đi bộ đến các cửa hàng cách xa một chút so với thường lệ
Khi xem TV
– Trong khi xem TV, có thể tập luyện các bài tập cơ bắp và duỗi cơ